Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

30/07/2013 -- Thứ ba -- Dụ ngôn cỏ lùng

Phúc Âm: Mt 13, 36-43.
Khi ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe". Người đáp lại rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".
Suy niệm:
Xin cho con biết lắng nghe những điều Chúa đã giảng dạy. Không chỉ dừng lại ở đó, con còn muốn được thực hành. Thực hành qua việc kính sợ Thiên Chúa và ngày phán xét. Xin cho những ai chưa biết danh Thánh Chúa được biết kính sợ Người qua cuộc sống bền đỗ của Kito hữu, yêu thương Người qua cuộc sống hy sinh của người Công Giáo chúng con. Amen.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

29/07/2013 -- Thứ hai CN XVII TN C 2013 -- Hạt cải được gieo

Phúc Âm: Mt 13, 31-35

Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian".
Suy niệm:
Trong cuộc sống này, nhiều lúc Tôi muốn thành hạt cải để Tôi ngày một lớn lên trong tình yêu Chúa. Tôi có thể cười nói bên những em thiếu nhi thân yêu. Tôi có thể hỏi han người bạn giáo lý viên cùng chí hướng. Tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm đạo đức cho anh em khao khát phục vụ. Tôi có thái độ và phương pháp đúng để góp ý cho người trên. Nhưng có lẽ mọi thứ quá sa sỉ với Tôi khi Tôi vẫn chưa quên bản thân mình, chưa chịu mục rữa để nảy mầm như hạt cải. Tôi khao khát nhưng  bản thân còn ích kỷ, ngu dốt.
Cả bạn và tôi đều cần một phương thuốc hữu hiệu. Phương thuốc ấy chính là Đức Giêsu Kitô- Tình yêu. Từ đó, tôi và bạn hết ích kỷ, hết nhỏ nhen so đo tính toán, hết đần độn và thiếu suy nghĩ trong tương quan với anh em mình. Vì danh Chúa Cả Sáng.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

22/07/2013 -- Thứ hai sau CN XVI Thường Niên -- Sám hối và sống theo Lời Chúa

Phúc Âm: Mt 12, 38-42

"Nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ". Người trả lời: "Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Giona. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Salomon".
Suy niệm: 
Ðức Giêsu kể lại dấu lạ tiên tri Giona ở trong bụng cá ba ngày. Qua lời giảng dạy của Giona, dân Ninivê đã hối cải. Cũng vậy, Ðức Giêsu cũng sẽ đi vào lòng đất, vào cái chết và Phục Sinh vinh quang để đem lại ơn cứu độ cho những ai tin vào Ngài. Như vậy để được ơn cứu độ, chúng ta phải tin vào Ðức Giêsu. Cụ thể là sám hối và sống theo Lời Chúa trong từng giây phút của cuộc sống.
Ý niệm trong ngày:
 Sau một ngày Chúa Nhật trọng đại, chúng ta lại quay lại cuộc sống riêng của mỗi người. Trong ngày Chúa Nhật trọng đại ấy, người thì tham dự Thánh Lễ với niềm vui khôn tả rồi viếng thăm anh em mình theo tin thần của bài Tin Mừng, người thì tham dự Thánh Lễ cách chẳng trọn rồi giải trí theo hoàn cảnh và sở thích của mình. Dù là gì đi nữa, dù có vui hay buồn sau ngày Chúa Nhật ấy thì ta cũng phải tiếp tục bước tiếp. Bước tiếp ở đây là sông tiếp những ngày mà Chúa ban. Có hai  cách bước: bước trong bình an vui vẻ và bước trong mệt mỏi lo lắng. Vậy ta phải là gì để bước trong bình an vui vẻ? Thưa rằng hãy để Lời Chúa thấm nhập vào ta sau khi tham dự thánh lễ, đem tinh thần ấy cho anh em. Cần phải xem mọi ngày là của Chúa, mọi việc là của Chúa và con người này cũng là Chuá ban cho. Chén cơm này là của Chúa, người anh em này là Chúa ban cho, ta quét sân vì Chúa, giúp lễ vì Chúa và đọc những dòng này cũng vì Chúa. Nói ngắn gọn hơn là mọi sự ta có, mọi suy nghĩ ta nghĩ, mọi lời nói ta nói và mọi hành động ta thực hiện đều là của Chúa. Có như vậy, Chúa mới là cùng đích của cuộc sống này.


22/07/2013 -- Thứ hai sau CN XVI Thường Niên -- Sám hối và sống theo Lời Chúa

Phúc Âm: Mt 12, 38-42

"Nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ". Người trả lời: "Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Giona. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Salomon".
Suy niệm: 
Ðức Giêsu kể lại dấu lạ tiên tri Giona ở trong bụng cá ba ngày. Qua lời giảng dạy của Giona, dân Ninivê đã hối cải. Cũng vậy, Ðức Giêsu cũng sẽ đi vào lòng đất, vào cái chết và Phục Sinh vinh quang để đem lại ơn cứu độ cho những ai tin vào Ngài. Như vậy để được ơn cứu độ, chúng ta phải tin vào Ðức Giêsu. Cụ thể là sám hối và sống theo Lời Chúa trong từng giây phút của cuộc sống.
Ý niệm trong ngày:
 Sau một ngày Chúa Nhật trọng đại, chúng ta lại quay lại cuộc sống riêng của mỗi người. Trong ngày Chúa Nhật trọng đại ấy, người thì tham dự Thánh Lễ với niềm vui khôn tả rồi viếng thăm anh em mình theo tin thần của bài Tin Mừng, người thì tham dự Thánh Lễ cách chẳng trọn rồi giải trí theo hoàn cảnh và sở thích của mình. Dù là gì đi nữa, dù có vui hay buồn sau ngày Chúa Nhật ấy thì ta cũng phải tiếp tục bước tiếp. Bước tiếp ở đây là sông tiếp những ngày mà Chúa ban. Có hai  cách bước: bước trong bình an vui vẻ và bước trong mệt mỏi lo lắng. Vậy ta phải là gì để bước trong bình an vui vẻ? Thưa rằng hãy để Lời Chúa thấm nhập vào ta sau khi tham dự thánh lễ, đem tinh thần ấy cho anh em. Cần phải xem mọi ngày là của Chúa, mọi việc là của Chúa và con người này cũng là Chuá ban cho. Chén cơm này là của Chúa, người anh em này là Chúa ban cho, ta quét sân vì Chúa, giúp lễ vì Chúa và đọc những dòng này cũng vì Chúa. Nói ngắn gọn hơn là mọi sự ta có, mọi suy nghĩ ta nghĩ, mọi lời nói ta nói và mọi hành động ta thực hiện đều là của Chúa. Có như vậy, Chúa mới là cùng đích của cuộc sống này.


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

18/07/2013 -- Thứ năm sau Chúa Nhật XV -- Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng

Phúc Âm: Mt 11, 28-30
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
 Suy niệm:
Tin mừng hôm nay là lời kêu gọi của Chúa Giêsu kể cả dân ngoại, miến là họ khó nhọc và mang gánh nặng cuộc sống. Đến Chúa là người phải hy sinh thân mình mà còn tha thứ và yêu thương huống chi ta chỉ là tạo vật mà ta còn chê trách anh em mình. Hãy bỏ qua quá khứ của họ mà vực họ dậy từ ban đầu. Bắt đầu từ bây giờ là quá trễ nhưng còn hơn để họ sa hỏa ngục đời đời. hãy đem họ đến với Chúa vì ách êm ái và gánh nhẹ nhàng.

17/07/2013 -- Thứ tư sau CN XV Thường niên --

Phúc Âm: Mt 11, 25-27
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".
Suy niệm: 
 Con người có thể khước từ Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa không bao giờ khước từ con người, cả những kẻ bé mọn nhất. Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh những nhà thông thái lúc bấy giờ, họ khôn ngoan khi thuần thục kinh thánh và đó cũng là nguyên nhân dẫn họ xa Chúa. Chúa không bảo ta hãy từ bỏ sự thông thái nhưng Ngài đặt nặng vấn đề nhỏ bé, đơn sơ của ta hơn. Nếu vừa nhỏ bé mà thông thái nhờ kết hiệp với Chúa Giêsu thì còn gì trên sự trọn hảo. Vậy ta hãy ra sức học tập nghiên cứu như thánh Tôma tiến sĩ và cũng kết hiệp với Chúa Kitô nữa. Ngài nói: Tôi thông thái nhờ suy niệm mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu. 

TẠI SAO DANG TAY KHI CẦU NGUYỆN _sưu tầm.

TẠI SAO DANG TAY KHI CẦU NGUYỆN _sưu tầm.

Có người gởi mail thắc mắc: Tại sao khi lần Chuỗi Thương Xót lại dang hai tay? Việc dang hai tay này mang ý nghĩa gi? Nguồn gốc bắt đầu từ đâu? Nếu không dang tay có được không?

Trước hết, chúng ta phải biết cầu nguyện không ngừng, gọi là cầu nguyện liên lỉ, như Chúa Giêsu đã khuyến cáo (x. Lc 18:1; Mt 17:21), theo cách Ngài dạy cầu nguyện (x. Mt 6:5-7; Mt 6:9; Mt 21:22), và chính cuộc sống tại thế của Ngài đã không ngừng cầu nguyện – cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Có ba yếu tố quyện vào nhau trong khi cầu nguyện: suy niệm (suy tư về những điều tốt lành của Thiên Chúa), chiêm niệm (cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa), và tự nguyện giao tiếp với Thiên Chúa (nhận biết Chúa đang hiện diện và cầu xin Ngài trợ giúp) trong mọi khoảnh khắc trong cuộc sống.
Khi cầu nguyện, chúng ta đưa trí óc vào trong trái tim, tư tưởng hòa hợp với sự hiện hữu của Thiên Chúa, trái tim cháy lên ngọn lửa yêu của Thiên Chúa và cầu xin cho người khác cũng được ơn cứu độ.
Khi cầu nguyện, chúng ta thường quỳ gối, phủ phục, hoặc giơ hay tay lên cao. Điều đó chứng tỏ chúng ta chân thành và không ngừng cầu nguyện. Nhưng các kiểu này phù hợp khi chúng ta cầu nguyện ở nhà thờ, ở gia đình, khi cầu nguyện chung hoặc riêng.
Nhưng có một cách cầu nguyện không ngừng là trong lòng luôn khao khát Chúa, bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào – đây là dạng cầu nguyện liên lỉ. Dù làm gì thì chúng ta cũng không ngừng khao khát Chúa. Cầu nguyện liên lỉ là không ngừng khao khát và kết hiệp với Chúa – bất kể thời gian và nơi chốn.
Tính kiên định của lòng ước muốn sẽ là lời cầu nguyện không ngừng. Lời cầu nguyện âm thầm đó chỉ có được khi tình yêu trong linh hồn chúng ta luôn nồng nàn. Mưu ma chước quỷ rất nhiều, tình yêu dành cho Thiên Chúa phải mạnh mới có thể chống cự.
Quả thật, cầu nguyện là điều vô cùng cần thiết ở mọi nơi và mọi lúc. Chúa Giêsu căn dặn: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14:38; Lc 22:40 & 46). Cuộc đời có nhiều cạm bẫy, ba đại thù là THẾ GIAN, MA QUỶ và XÁC THỊT, thế nên Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8). Tình yêu nồng cháy chỉ có ở những trái tim thầm lặng.
Ngoại tại có thể biểu hiện nội tại. Cựu ước cho chúng ta thấy người ta thường dang tay khi cầu nguyện:
– Các tư tế dang tay lên trời, khẩn cầu cùng Đấng hằng chiến đấu cho dân tộc chúng ta (2 Mcb 14:34).
– Ông Ô-ni-a, nguyên là thượng tế, một người lương thiện tốt lành đã xử sự nhã nhặn, đối đãi hiền từ, nói năng lịch sự và đã thực hành các nhân đức ngay từ buổi thiếu thời. Lúc ấy, ông dang tay cầu nguyện cho toàn thể cộng đồng Do-thái (2 Mcb 15:12).
– Khi ông Ma-ca-bê nhìn thấy đông đảo quân địch xuất hiện, trang bị đủ loại vũ khí, đàn voi trận hung hãn, ông dang tay lên trời, khẩn cầu Đức Chúa là Đấng làm nên những công trình kỳ diệu, vì ông biết rằng chiến thắng không phải là nhờ vũ khí, nhưng là do Người quyết định ban cho những ai xứng đáng (2 Mcb 15:21).
– Nếu anh giữ lòng mình cho kiên vững, nếu anh dang tay hướng thẳng về Người, nếu anh ném xa điều gian ác trong tay, và không để cho bất công cư ngụ trong lều, thì bấy giờ, anh sẽ ngẩng mặt lên, không tì ố, anh sẽ được vững vàng, không sợ hãi chi (G 11:13-15).
– Hàng vương giả sẽ từ Ai-cập đến, còn xứ Cút sẽ dang tay cầu khẩn Chúa Trời (Tv 68:32).
Ngôn sứ Isaia cũng đã dang tay cầu nguyện cho dân Ít-ra-en: “Suốt ngày ta dang tay kêu gọi một dân không vâng lời và ngỗ nghịch” (Rm 10:21).
Cầu nguyện phải liên tục là động thái thanh tẩy chứ không thể là dị đoan hoặc kiêu ngạo. Hãy cố gắng tách khỏi thế giới bên ngoài, một dạng như lái xe phải tập trung cao độ chứ không thể đãng trí vì ngoại cảnh.
Như vậy, dang tay khi cầu nguyện mang tính lịch sử và truyền thống. Tuy nhiên, dang tay cũng là một cách trừng phạt:
– Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta. Đừng làm điều ác nữa (Is 1:15-16).
– Tiếng rên la của người mẹ trẻ sinh con, tiếng thiếu nữ Sion thở hổn hển và dang tay kêu khóc: “Khốn thân tôi, tôi chết dần chết mòn trước những kẻ sát nhân!” (Gr 4:31).
– Chính ngươi đã chối bỏ quay lưng lại với Ta, nên Ta dang tay đánh phạt, nhằm huỷ diệt ngươi. Thương xót nhiều rồi, nay Ta đã chán! (Gr 15:6).
– Ta sẽ dang tay đánh phạt ngươi, cho ngươi lăn xuống từ đỉnh cao núi đá. Ta sẽ biến ngươi thành ngọn núi bị thiêu rụi (Gr 51:25).
– Ta sẽ dang tay trừng phạt nó và diệt trừ nó khỏi dân Ta là Ít-ra-en. Hỡi con người, nếu một xứ đắc tội với Ta mà phạm tội bất trung, nếu Ta dang tay trừng phạt xứ ấy, làm cho nó cạn nguồn lương thực và bị đói kém, nếu Ta diệt trừ người cũng như súc vật khỏi xứ,14 và nếu trong xứ ấy có ba người này là Nô-ê, Đa-ni-ên và Gióp, thì những người ấy sẽ được thoát mạng nhờ sự công chính của mình (Ed 14:9 & 13-14).
– Ta sẽ dang tay trừng phạt ngươi, sẽ để cho các dân tộc cướp phá, sẽ loại bỏ ngươi khỏi chư dân, sẽ xoá tên ngươi khỏi các nước và huỷ diệt ngươi; bấy giờ, ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa. Ta sẽ dang tay trừng phạt Ê-đôm, sẽ diệt trừ người cũng như súc vật khỏi xứ, sẽ làm cho Ê-đôm ra hoang tàn; từ Tê-man tới Đơ-đan, người ta sẽ phải ngã gục vì gươm. Ta sẽ dang tay trừng phạt dân Phi-li-tinh; Ta sẽ loại trừ những người Cơ-rê-thi và tiêu diệt số dân cư miền duyên hải còn sót lại (Ed 25:7.13.16).
– Này Ta trừng phạt ngươi, hỡi núi Xê-ia. Ta dang tay ra để trừng phạt ngươi. Ta sẽ biến ngươi thành chốn hoang tàn đổ nát;4 Ta sẽ làm cho các thành thị của ngươi ra điêu linh. Ngươi sẽ ra hoang tàn và ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa (Ed 35:3).
– Ta sẽ dang tay đánh phạt Giu-đa và toàn thể dân cư Giê-ru-sa-lem (Xp 1:4)
– Đức Chúa sẽ dang tay đánh phạt phương Bắc và tiêu diệt Át-sua; Người biến Ni-ni-vê thành chốn hoang tàn, thành nơi khô cằn như sa mạc (Xp 2:13).
Chúng ta biết rằng Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót liên quan Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá trên Đồi Can-vê vào 3 giờ chiều, Giờ Cứu Độ mở Nguồn Mạch Thương Xót cho toàn nhân loại, Máu và Nước tuôn trào đến giọt cuối cùng chảy ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Theo tôi, mọi người dang tay vì Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập Giá với hai tay bị kéo dãn ra hai bên. Dang tay khi lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót là kết hiệp và thông phần đau khổ với Đức-Kitô-chịu-đóng-đinh, muốn nên giống Ngài.
Dang tay khi cầu nguyện như vậy không chỉ theo truyền thống từ Cựu ước mà còn là hy sinh. Tại sao?
Khi lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, có người dang tay “hết mình”, có người dang tay vừa phải, và có người dang tay mà lại tựa khuỷu tay lên thành ghế, nhưng rất ít người không dang tay. Khi dang tay, chúng ta phải cố gắng (ít hay nhiều) để chịu lực của thân thể, cũng là một sự hy sinh vậy. Mà hy sinh là nhân đức, hy sinh là điều cần thiết để đền tội. Còn những người tựa khuỷu tay lên thành ghế, thậm chí còn tựa mông vào ghế phía sau, thiết nghĩ đó là “lười biếng”, thiếu hy sinh.
Như vậy, mỗi người có thể tự quyết định cho mình: Nên dang tay hay không dang tay? Thiên chúa không bắt buộc ai, Giáo hội cũng không bắt buộc ai, mà chỉ khuyên. Ai cố gằng làm theo lời khuyên thì chắc chắn sẽ được Thiên Chúa chúc lành.
Vả lại, như chúng ta thường thấy, khi một cầu thủ đá bóng sung sướng hay thất vọng, anh ta thường giơ tay lên để bày tỏ cảm xúc. Rồi khi người ta vui hay buồn về điều gì, người ta cũng thường giơ hai tay lên trời. Sao lại giơ tay lên trời? Không lẽ giơ tay cho vui chứ không ước nguyện điều gì hay sao? Cách giơ tay như thế cũng là một cách dang tay cầu nguyện vậy!

Thứ ba sau Chúa nhật XV thường niên C 2013 - Không chịu sám hối

Phúc Âm: Mt 11, 20-24

"Trong ngày phán xét, Tyro và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối: "Hỡi Corozain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.
"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".

Thứ hai sau CN XV TN -- Thầy đến để gây chia rẽ

 Lời Chúa: Mt 10, 34 – 11, 1

“Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo.Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà.  “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”  Ra chỉ thị cho mười hai môn đệ xong, Đức Giê-su rời chỗ đó, đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành thị trong miền.

Chúa nhật XV TN năm C 2013 -- hãy đi và làm như vậy

 Lời Chúa: (Lc 10,25-37)
 Một hôm, có người thông luật kia đứng lên hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”  Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?”  Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi và người thân cận như chính mình”. Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.




 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Ðức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Ðức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.  Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.  Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.  Nhưng một người Samaria kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương.  Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.  Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiều, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.  Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”  Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

Chúa nhật XV TN năm C 2013 -- hãy đi và làm như vậy

 Lời Chúa: (Lc 10,25-37)
 Một hôm, có người thông luật kia đứng lên hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”  Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?”  Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi và người thân cận như chính mình”. Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.




 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Ðức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Ðức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.  Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.  Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.  Nhưng một người Samaria kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương.  Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.  Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiều, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.  Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”  Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

Chúa nhật XV TN năm C 2013 -- hãy đi và làm như vậy

 Lời Chúa: (Lc 10,25-37)
 Một hôm, có người thông luật kia đứng lên hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”  Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?”  Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi và người thân cận như chính mình”. Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.




 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Ðức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Ðức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.  Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.  Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.  Nhưng một người Samaria kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương.  Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.  Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiều, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.  Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”  Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

13/07/2013 -- Thứ bảy sau Chúa Nhật 14 thường niên -- Mạnh dạn xác tín.

Phúc Âm: Mt 10, 24-33
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Môn đệ không hơn thầy, và tôi tớ không hơn chủ mình. Môn đệ được bằng thầy, tôi tớ được bằng chủ mình thì đã là khá rồi. Nếu họ đã gọi chủ nhà là Bêelgiêbul thì huống hồ là người nhà của Ngài. Vậy các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.
"Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.
"Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời".
Suy niêm:
Bị người ta chối bỏ, bị anh em ganh ghét, và bị giết trên thập gia nhục nhã như Chúa Giêsu là điều mà mọi Kito hữu phải sẵn sàng chấp nhận. vậy hãy bỏ ngoài tai, ngoài mắt,..những điều ấy mà MẠNH DẠN làm chứng nhân cho Chúa. Nói nơi anh sáng và rao giảng trên mái nhà. Thế mà tôi và nhiều người cũng còn e ngại bị anh em xiên xỏ, chê bai, chỉ trích mà nói lời Chúa trong bóng tối, không tiện lộ danh, lộ tín của mình. Xin cho tôi và bao nhiêu anh em đang hèn nhát hãy mạnh dạn nói thẳng, làm thẳng vì ý chí của Chúa, tinh thần của Chúa trong đời sống phục vụ hằng ngày. 
Thiên Chúa quan phòng, Người tạo dụng và Người biết rõ. XÁC TÍN  như vậy thì tôi còn lo ngại gì tóc mình rụng, của mình mất, danh mình bị bôi nhọ vì Đức Kito. Vậy, phải hy sinh thời gian, tiền bạc, niềm vui mà hiến dâng tất cả cho Chúa. Co như vậy, hạnh phúc sẽ đến với ta ngay trong cuộc sống trần gian này và lưu tồn mãi mãi. Cầu chúc cho những ai đang đọc Lời Chúa hôm nay, họ sẽ cảm nghiệm được rằng Chúa quan phòng và tốt lành biết mấy để mạnh dạng đi theo Người.Amen.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

11/07/2013 --Thứ Năm sau Chúa Nhật 14 Thường niên -- Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không

Phúc Âm: Mt 10, 7-15
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hãy đi rao giảng rằng "Nước Trời đã gần đến". Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. Các con chớ mang vàng bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc, vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
"Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: "Bình an cho nhà này". Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy. Nhưng nếu ai không tiếp rước các con và không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi nhà hay thành ấy và giũ bụi chân các con lại. Thật, Thầy bảo các con: Trong ngày phán xét, đất Sôđôma và Gômôra sẽ được xét xử khoan dung hơn thành ấy".


Suy niệm:

Họ đến để làm gì: rao giảng về Nước Trời gần đến, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết, khử trừ ma quỷ ra khỏi lòng người. Họ đến để đem lời chúc bình an cho những ai mở lòng lãnh nhận Họ không nên mang theo những gì: tiền vàng, bạc hay đồng để giắt lưng, bao bị để đựng đồ, hai áo để thay đổi, giày dép để bảo vệ đôi chân, cả chiếc gậy vừa để đi đường xa, vừa đề phòng nguy hiểm. Cách hành xử của họ cũng được Thầy nói rõ. Họ làm mọi việc mà không đòi bất cứ điều gì để trả công. “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”  Họ đã nhận được Nước Trời như một món quà, họ cũng muốn trao đi như một quà tặng. Điều duy nhất họ mong là được người ta lo cho thức ăn, chỗ ở.
“Vì thợ thì đáng được nuôi ăn” 
Khi nghe lời dặn dò của Thầy Giêsu, chúng ta thấy ngay mẫu người tông đồ mà Thầy mơ ước. Đó là con người bị cuốn hút bởi những bận tâm về Nước Trời,
nên siêu thoát khỏi mọi vướng bận trần tục. Nước Trời phong phú và giàu có đủ làm họ mãn nguyện, nên họ coi nhẹ chuyện ở, chuyện mặc, chuyện ăn.
Chính lối sống đơn sơ giản dị, thậm chí thiếu thốn của họ, là một lời chứng về những gì trên cao. Họ cũng phải chấp nhận mình có thể bị từ chối, không được đón tiếp. Một thành, một làng hay một nhà có thể không chấp nhận Tin Mừng,
và họ phải khiêm tốn tìm đến nơi thuận lợi hơn 
Các tông đồ thế kỷ 21 hẳn không thể sống theo nghĩa đen những lời trên đây,
nhưng cũng không được gạt bỏ tinh thần mà Đức Giêsu vẫn muốn ta giữ mãi. Nhẹ nhàng, thanh thoát, khó nghèo, phó thác, không tính toán lợi danh, gieo rắc niềm vui và an bình, chữa lành và giải phóng con người khỏi nô lệ. Và trên hết là một lòng yêu mến Thiên Chúa nồng nàn, và một lòng yêu thương cháy bỏng đối với đoàn chiên vất vưởng bơ vơ. Đó vẫn là hành trang muôn thuở của người tông đồ qua mọi thời đại. Thời nay người tông đồ được trang bị nhiều phương tiện hiện đại, với những cơ sở vững vàng, với số vốn ổn định, với tri thức bằng cấp đầy đủ. Những điều đó vẫn không khiến chúng ta bỏ rơi tinh thần của Thầy Giêsu. Bởi lẽ mất tinh thần của Thầy, chúng ta chẳng còn là tông đồ nữa.
Thánh Phanxicô Assisi đã bị đánh động khi đọc đoạn Tin Mừng này. Và ngài đã muốn đưa Giáo hội trở lại với lối sống nghèo khó. Rất có thể việc truyền giáo của chúng ta ở châu Á chưa có kết quả chỉ vì chưa có những tông đồ dám sống triệt để lời dặn dò của Thầy Giêsu. Mà lời dặn dò của Thầy lại rất hợp với tinh thần của người châu Á.















Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

10/07/2013 -- Thứ Tư sau Chúa Nhật 14 Thường Niên --

Phúc Âm: Mt 10, 1-7

"Các con hãy đến cùng chiên lạc nhà Israel".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền.
Ðây là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông, Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.
Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: "Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'".
Suy niệm:
Các môn đệ xưa kia có quyền trên các thần ô uế bởi họ được Chua ban cho quyền hành. Chúa cũng đã ban cho mỗi người chúng ta có quyền hành cách riêng. Người thì giảng dạy giáo lý cho các em thiếu nhi để các em sống nhân bản. Người thì tài giỏi với khả năng lãnh đạo,nhiều điều tốt đẹp về cho Chúa nhất là những con chiên lầm lạc nay tìm được lối về. Ít nhất cũng là những người làm cha, làm mẹ có quyền hành trên con cái của mình nơi trần thế này. Vậy ta hãy xin Chúa cho ta biết quyền hành đó mà phụng sự Chúa hiệu quả trong tình yêu.
Mười hai ông với mười hai ngoại hình, khả năng và các tính khác nhau. Ông thì có tài lãnh đạo như Phero, người thì yêu trẻ như Anre, Giacobe danh vọng và Gioan thì yêu mến nhiều.Còn Philipphe là người lý trí trong khi Batolomeo lại sống trên mây. Toma kém tin để Chúa tỏ uy quyền,...Thế mà họ vẫn làm tốt nhiệm vụ của Chúa  bằng việc đón nhận ân sủng qua niềm tin, lời cầu nguyện và vâng nghe ý Chúa. Ta là con người sống ở thời hiện đại, ta khó có thể tìm được ân sủng Chúa như cái thời vô hữu ấy. Thế nhưng khi ta đã từ bỏ mà theo Chúa thì quả là phép lạ, là mầu nhiệm trên chính con người chúng ta. Hãy cố gắng lên nào.!

9.7.2013 – Thứ ba Tuần 14 Thường niên - Can đảm trước cái tiêu cực để loan báo Tin Mừng

Lời Chúa: Mt 9, 32-38
32 Họ vừa đi ra thì người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám.33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ! “34Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”35 Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. 36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.37 Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”
Suy niệm
Với một sự kiện trước mắt có hai suy nghĩ trái chiều. Người nay kinh ngạc và nói"Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ!" vì tin lời tiên tri “miệng lưỡi người câm sẽ reo hò”. Người kia lại xuyên tạc, xấu bụng nói “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”. Chúa lại nói"Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về". Chẳng phải Người đang muốn những ai nghe lời Người hãy trở thành thợ gặt sao. Thợ gặt cần sống thẳng trong khi sống chung vs thế lực thù địch là những người xuyên tạc, nhòm ngó khi ta thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

8.7.2013 – Thứ hai Tuần 14 Thường niên - Sống bằng niềm tin

Lời Chúa: Mt 9, 18-26

18 Người còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.”19Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người.
20 Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người,21 vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu! “22 Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
23 Đức Giê-su đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói:24“Lui ra! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy! ” Nhưng họ chế nhạo Người.25 Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy.26 Và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.
Suy niệm:
"Lòng tin của con đã cứu con"- Chúa muốn nói có niềm tin là vượt qua tất cả. Chính xã hội hôm nay cũng công nhận điều ấy qua câu nói "Không có tiền, mày sống bằng niềm tin ah". Đúng vậy, chỉ có ai đã từng trải qua kinh nghiệm niềm tin với Chúa như người phụ nữ bằng huyết hay con gái viên thủ lãnh được chữa khỏi. Kinh nghiệm niềm tin ấy cụ thể và thiết thực qua việc phó dâng công việc bế tắc của bản thân hay một lời nguyện tắc được nhậm lời. Theo giải thích logic thì mọi chuyện là trùng hợp, là ngẫu nhiên nhưng với giải thích của niềm tin thì nó là sự thật. Và chỉ có niềm tin mới quyết định tất cả.
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu
Con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
Vì chỉ biết thích thú nghe lời Chúa dạy,
Nhưng lại không dám đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.
Xin cho chúng con
Đừng hời hợt khi nghe lời Chúa,
Đừng để nỗi đam mê làm lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mãnh đất đời mình,
Để hạt giống lời Chúa được tự do tăng trưởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con
Được xây trên nền tảng vững chắc,
Đó là lời Chúa
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Chúa nhật 14 thường niên C 2013 --SỨ MẠNG CỦA BẢY MƯƠI HAI MÔN ĐỆ

Phúc Âm: Lc 10, 1-9
Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.
"Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: 'Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi'.
"Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: 'Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần'. Ta bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này".
Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời".
Suy Niệm:
Ðức Giêsu sai từng hai người một đi trước Ngài để đến các thành thị, thôn xóm, chữa lành bệnh tật và loan báo Triều Ðại Chúa đang đến. Nhiệm vụ cần thiết cấp bách đến nỗi Ðức Giêsu căn dặn đừng mang theo bao bị, túi tiền, giày dép và đừng chào hỏi ai dọc đường. Ngài e ngại chúng ta vì lo lắng với hành trang nặng nề mà khó lòng chu toàn sứ vụ. Chúa kêu gọi sự nhiệt tâm với sứ vụ và tinh thần từ bỏ nơi người môn đệ Chúa.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Thứ bảy 6.7.2013 – Thánh Maria Goretti Trinh nữ Tử đạo

Phúc Âm: Mt 9, 14-17

"Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang còn đang ở với họ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, [Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô,] các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn".
Suy niệm
Qua bài Tin Mừng, Ðức Giêsu dùng hình ảnh tiệc cưới. Chính Ngài là chàng rể, còn các môn đệ là phò rể. Vậy nên chỉ sau khi chàng rể bị đem đi, tức là sau cái chết của Chúa Giêsu, thì lúc đó các môn đệ mới giữ chay, giữ chay vì thương nhớ và để đón chờ ngày Chúa trở lại.
Liệu có thể ghép những cái mới đó vào cái khung của lối sống cũ không?
Bằng hai ví dụ, Ngài cho thấy điều đó khó thực hiện và gây nguy hại.
Miếng vải mới được vá vào chiếc áo cũ, sẽ co lại và làm áo rách thêm.
Rượu mới được đổ vào bầu da cũ, thì bầu sẽ bị nứt mà rượu lại chảy ra.
Đối với Đức Giêsu, muốn giữ được cả bầu lẫn rượu mới, thì cần có bầu mới.
Bầu mới chính là cách sống mới Luật Tôra của Thiên Chúa
như đã được Ngài giải thích lại trong Bài Giảng trên núi.
Thánh sử
THÁNH MARIA GORETTI, TRINH NỮ TỬ ĐẠO
( 16.10.1890 – 6.7.1902 )


Teresa Maria Goretti sinh ngày 16.10.1890 tai Corina, một làng nhỏ thuộc nước Ý. Goretti được sinh ra trong một gia đình Công giáo đạo đức, thanh cao. Ông Luygi cha của Goretti, một người cha cần cù, biết nhìn xa trông rộng mọi cảnh huống trong gia đình. Bà Axunta, một người mẹ hiền hậu, bao giờ cũng tỏ ra thương chồng và yêu các con.

Năm lên 9 tuổi, Goretti theo cha mẹ sang Phêri để sinh sống cho cuộc sống đỡ chật vật hơn. Nhưng không may, mới ở Phêri được một năm thì cha em đã qua đời vì bệnh tật. Cái chết đau thương của người cha thân yêu đã ghi sâu trong tâm trí em kể từ ngày ấy và luôn luôn cô cầu nguyện cho cha mình. Thời gian lặng lẽ trôi, anh trai, Goretti và các em sống trong tình cảnh mồ côi cha, luôn túng bấn và thiếu gạo ăn. Hằng ngày mẹ và anh phải ra đồng, còn Goretti ở nhà trông các em và cơm nước. Em thay mẹ lo mọi việc trong nhà, nên chỉ mới 12 tuôi đầu mà em đã rất đảm đang và quán xuyến. Ai nhìn em cũng phải khen em thật là xinh, khuôn mặt trái xoan, mũi cao, trán cao, tóc đen và dài, em có đôi môi đỏ và thân hình đang tuổi dậy thì. Vì hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó nên từ nhỏ em đã không được đến trường học. Em không biết viết cũng không biết đọc, chỉ thuộc những kinh nguyện do mẹ dạy vào những buổi chiều hay buổi tối trước khi đi ngủ.

Mãi tới năm 12 tuổi, Goretti mới được rước lễ lần đầu tại nhà thờ Netturo cách làng Phêri 12km. Sung sướng và hạnh phúc biết bao đã từ lâu lắm em mong ước có ngày này, được rước Chúa vào lòng. Em đã thầm cầu nguyện, xin ơn cho người cha đã qua đời, xin cho mẹ đỡ vất vả để nuôi dạy các con nên người, và nhất là em đã xin Chúa cho em có một tâm hồn trong trắng, chăm chỉ làm việc, sống đạo đức và ngoan ngoãn.

Ngay bên cạnh nhà Goretti gia đình ông Xeren, ông Xeren có cậu con trai 17 tuổi là Alexander. Mồ côi mẹ từ khi mới vừa sinh ra nên Alexander đã sống thiếu tình mẹ xa tình cha: tâm hồn anh trống rỗng, lầm lì, thiếu văn hóa. Ông bà Luygi rất nhiều lần không nén lòng nổi kêu trách về Alexander thì ông Xeren cũng chẳng quan tâm mà dạy bảo gì. Điều đó làm cho ông bà Luygi muốn sớm đưa gia đình mình về lại Corina sống để tránh cho các con học đòi theo những thói hư của Alexander.

Rồi một chiều thứ bảy, sau khi đọc kinh xong, Goretti đang lúi húi sửa lại những bông hoa cắm trong bình và thay những cây nến mới. Alexander sang bên nhà muốn nhờ Goretti khâu lại khuy của chiếc áo sơ mi, Goretti nhận lời Alexander sang sửa giúp chiếc áo vì lòng bác ái. Anh đứng nhìn Goretti khâu áo, thì lúc này trong tâm trí anh nhận thấy Goretti là một thiếu nữ xinh đẹp hơn là thánh thiện. Anh muốn yêu cô và ước mong được sống gần cô. Không thể kiềm chế nổi mình, ngay khi Goretti vừa cất kim chỉ đi thì anh đã chạy lại ôm lấy cô và cố hôn lên đôi má bầu bĩnh của cô. Goretti thấy cử chỉ sàm sỡ của Alexander liền chống cự và đẩy anh ra. Thấy mình bị Goretti chống cự anh bỏ ra và hăm dọa nếu cô nói với ai biết chuyện này thì cô sẽ bị mất mạng.
Goretti hoảng sợ vội chạy ra vườn, trong lòng em buồn sầu và bối rối. Em mong được đi xưng tội ngay.

Mấy tháng êm đêm trôi qua, mùa hè đến. Chiều hôm đó trời như sắp có giông, bà Axunta giục con trai và cậu Alexander nhanh chóng thu lúa đang phơi ngoài bãi vào kho. Goretti ở lại cho em bé út ngủ và chuẩn bị cơm chiều. Alexander còn nấn ná muốn trò chuyện với Goretti và lại nhờ Goretti vá lại chiếc áo vừa bị rách, anh chạy về phòng lấy để đưa cho Goretti làm rồi anh ra sân. Một lúc sau anh nghĩ, chỉ có mình Goretti ở nhà và đây là dịp tốt để gần cô, anh nhờ bà Axunta coi bò giúp đẻ anh về nhà. Anh vào nhà thì thấy Goretti vẫn đang lúi húi khâu vá. Với tay cầm con dao cắt hoa quả để trên bàn, anh chỉ định dùng để dọa nếu lần này Goretti lại kháng cự. Anh gọi Goretti sang phòng anh, nhưng Goretti lưỡng lự không sang, anh liền tới nắm lấy tay cô và kéo sang. Goretti sợ hãi kêu cứu, liền đó anh đưa dao lên kề vào cổ cô mà dọa. Alexander vẫn chờ đợi sự ưng thuận của Goretti, còn Goretti một mực chống cự lại, trong lúc tức giận không kiềm chế nổi hành vi của mình anh đã đâm liên tiếp tám nhát dao vào ngực Goretti. Goretti quị xuống cố lết ra ngoài cửa, Alxender đuổi theo đâm tiếp bốn nhát dao nữa trên người Goretti rồi thất thần ném con dao đi rồi gục xuống bên Goretti.

Đúng lúc đó ông Xeren đi vào nhà chợt nhìn thấy Goretti nằm trên vũng máu liền kêu lớn tiếng để mọi người tới giúp. Tiếng Goretti rên rỉ trong đau đớn:
-          Chính… chính Alexander, Lạy Chúa… con chết mất!
Mọi người chạy đi gọi bác sĩ và cảnh sát, Alexander thì bị giữ lại nhốt vào phòng chờ cảnh sát đến.
Bác sĩ đến và xơ cứu vết thương rồi vội đưa em vào bệnh viện ngay để giải phẫu. Các bác sĩ đều thất vọng vì nhiều vết thương quá sâu và máu bị chảy ra quá nhiều, khó lòng em có thể sống qua được đến ngày mai.
Sáng sớm hôm sau, Cha Tuyên Úy đến làm các phép cho em, em nhận ra cha, nét mặt tươi vui:
-          Cha của con!
-          Con yêu dấu! Con bớt đau chưa? Con ạ, đau đớn là hạnh phúc cho con, nếu con vui nhận vì Chúa.
-          Vâng, thưa Cha.
Ba giờ chiều cùng ngày, đôi môi em vẫn mấp máy câu nguyện rồi bỗng nhiên em uốn người kêu lớn tiếng:
-          Alexander! Không được làm thế! Sa hỏa ngục đó.
Người em lịm dần, em ngừng thở nhưng nét mặt vẫn xinh tươi như bông hoa vừa được ngắt đi.

Đúng sáng ngày 8.7.1902 thánh lễ an táng Goretti được cử hành trọng thể. Rất đông người dân trong thành kéo nhau về tham dự. Mọi người đều rất thương nhớ và cảm kích lòng dũng cảm của em.
Trên bia mộ  của em được ghi hàng chữ:

MARIA GORETTI
THIẾU NỮ 12 XUÂN XANH
Sinh ngày 16.10.1890
đã tạ thế ngày 6.7.1902
Vì bảo toàn bông huệ khiết trinh

Ngày 24.4.1947 tại Đền Thờ thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Piô đã phong Chân phúc cho Maria Goretti.
Ngay 24.6.1950 Chân Phúc Maria Goretti được vinh quang hiển thánh, Thánh Trinh Nữ Tử Đạo.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

ĐỜI ĐỀN TỘI CỦA ALEXANDER

Tòa tuyên án 30 năm tù khổ sai lưu đầy ra đảo Xirin đối với Alexander vì tội cố sát.

Lúc đầu Alexader không chút ân hận gì về tội lỗi mình gây ra mà chỉ biết giận đời. Một thời gian ngắn sau ở trong tù, một điều kỳ diệu đã đến làm thay đổi tâm hồn Alexander: Anh đã nằm mơ thấy Goretti đi dạo trong vườn có rất nhiều hoa đẹp, Goretti tươi cười nhìn anh và ngắt tặng anh một bông huệ trắng tinh cùng với những bông hoa hường đỏ. Tỉnh giấc, tâm hồn tội lỗi trong anh cũng thức tỉnh. Ngay sang hôm sau anh xin được gặp Cha Tuyên Úy để xưng tội. Cha ân cần giải thích:
-          Bông huệ trắng vốn tượng trưng cho đức trinh khiết, hoa hường đỏ tượng trưng cho phúc tử đạo. Maria Goretti  mà anh đã sát hại một cách tàn nhẫn chắc chắn đã tha thứ cho anh bằng cách tặng hoa và còn cầu nguyện cho anh. Xin Chúa dủ lòng thương xót vì máu nàng đã đổ ra để bảo vệ đức trinh trong ban cho anh ơn thống hối mà lo chuộc lỗi lầm.

Thật vậy, nhờ lời cầu nguyện của Goretti, Alexander đã trở về với Chúa, tính tình cũng đã thay đổi, nhờ đó mà anh được ân xá trước mười năm. Vừa ra khỏi tù, anh liền tìm đến nhà Goretti gặp bà Axunta để xin được tha thứ. Với lòng nhân hậu bà đã đón tiếp và mời anh ở lại dùng bữa cơm thân mật với gia đình, đúng ngày sinh nhật của Goretti năm 1937.
Sau đó, anh đến xin làm lao công trong một tu viện dòng Phanxico: để sống cuộc đời đền tội.

Tài liệu tham khảo:
-          Chuyện thánh Maria Goretti
-          Ca nguyện thánh nữ Maria Goretti của Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, DCCT
-          Ngày lễ thánh Maria Goretti trong tập Mai Mốt của Linh mục Nguyễn Châu Hải.